Ngày nay, vấn đề luyện thi IELTS từ số 0 được nhiều bạn quan tâm. Ôn thi Ielts cho người mới bắt đầu cần chuẩn bị gì? Sử dụng những tài liệu nào? Phương pháp học ra sao?
Để rút ngắn thời gian ôn luyện Ielts dành cho người mới, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây.
1. Xác định trình độ, mục tiêu, thời gian học ielts cho người mới bắt đầu
Trước khi bắt tay vào việc học Ielts, bạn cần xác định rõ các vấn đề dưới đây.
1.1. Xác định trình độ Ielts hiện tại
Để nắm chắc và hiểu rõ lộ trình tự học Ielts cho người mới bắt đầu bạn cần hiểu rõ trình độ tiếng anh hiện tại của mình. Khi đó, bạn sẽ biết được những điểm mạnh, điểm yếu của mình để có phương pháp học hiệu quả hơn.
Thông thường, sẽ có 2 nhóm đối tượng phổ biến đó là:
- Nhóm 1: Những người mất gốc hoàn toàn tiếng Anh, hay chỉ biết một chút về tiếng Anh. Các kỹ năng khác còn yếu và chưa được cải thiện.
- Nhóm 2: Những người có kiến thức cơ bản về tiếng Anh nhưng chưa tiếp cận với Ielts.
Để biết trình độ chính xác của mình, bạn có thể tham gia các bài test năng lực đầu vào. Việc này sẽ giúp bạn đánh giá 4 kỹ năng của mình một cách chính xác nhất.
1.2. Mục tiêu học Ielts cho người mới bắt đầu là gì?
Bước tiếp theo, bạn cần xác định rõ mục tiêu học Ielts của mình là gì giúp hướng đi đúng. Trong Ielts được chia làm 2 dạng, cụ thể:
- Ielts Academic: Dành cho các bạn muốn đi du học nước ngoài hoặc xét tuyển các trường đại học tại Việt Nam.
- Ielts General: Dành cho những bạn muốn định cư và làm việc tại nước ngoài.
1.3. Xác định thời gian dành cho việc học Ielts
Mỗi cá nhân sẽ có thời gian sinh hoạt khác nhau. Vì thế, bạn cần xác định rõ quỹ thời gian dành cho việc học Ielts của mình. Bạn có thể tham khảo các yếu tố dưới đây:
- Bạn có thể dành ra bao nhiêu thời gian để học Ielts? Có liên tục hay đứt gãy?
- Thời gian học cố định một buổi hay linh hoạt?
- Có mất nhiều thời gian di chuyển đến trung tâm luyện thi không?
- ….
Sau khi cân nhắc các yếu tố trên, bạn sẽ quyết định lựa chọn hình thức học offline hay online. Từ đó, có những kế hoạch phù hợp cho bản thân.
2. Lộ trình học Ielts cho người mới bắt đầu chi tiết nhất
Lộ trình học Ielts cho người mới bắt đầu được chia thành 3 giai đoạn. Bao gồm: Giai đoạn khởi động, giai đoạn tăng tốc và giai đoạn về đích.
2.1. Giai đoạn 1: Khởi động
2.1.1. Luyện phát âm
Nếu bạn là người mới, mất gốc tiếng Anh hoàn toàn thì bạn nên học bảng phát âm tiếng Anh đầu tiên. Tài liệu Ielts cho người mới bắt đầu phù hợp ở giai đoạn này là: Cuốn Pronunciation in Use và American Accent Training.
Nếu bạn đã có nắm chắc cách phát âm, thì hãy kết hợp cùng luyện nghe để tránh cảm giác nhàm chán. Bạn có thể sử dụng cuốn sách Basic IELTS Listening với các chủ đề như:
- Numbers
- Names & Places
- Popular Science
- Survival English
- Academic English
Cuốn sách này cung cấp thêm vốn từ vựng và giúp bạn làm quen với format đề thi Nghe trong IELTS.
2.1.2. Luyện từ vựng
Để học được nhiều từ vựng mới, một quyển sổ ghi chép hoặc các phần mềm ghi thông tin là không thể thiếu. Bạn có thể tham khảo các app ghi chép như: Quizlet, Notion,… để ghi lại các từ mới nhé.
Hai quyển sách là trợ thủ đắc lực cho bạn trong giai đoạn này là Vocabulary in use và Oxford word Skill. Ngoài ra, hãy học từ vựng theo các dạng chủ đề như:
- Home
- People
- The World
- School & Workplace
- Technology
- Social Issues
- Leisure
2.1.3. Luyện nghe và đọc
Sau khi đã nắm chắc những kiến thức cơ bản về từ vựng, ngữ pháp, cách phát âm hãy bắt đầu làm quen với đề thi IELTS.
Với kỹ năng nghe, thông thường sẽ có cách dạng bài như:
- Form Completion
- Multiple Choice Question
- Table Completion
- Sentence Completion – Summary Completion
- Matching Information
- Labeling a Map/Diagram
- Pick from a List
- Short Answer Question
I-Ready khuyên bạn nên chọn các tài liệu nghe có giọng Anh – Anh. Vì hầu hết các bài nghe trong đề thi Ielts đều là giọng Anh – Anh.
Với kỹ năng đọc, thông thường sẽ có các dạng bài như:
- Matching Headings
- Matching Paragraph Information
- True/False/Not Given
- Sentence Completion
- Summary Completion
- List Selection
- Multiple Choice
- Categorization
- Choosing a Title
- Table Completion
- Matching Sentence Endings
- Diagram Completion
- Flow Chart Completion
- Short Answer
Đặc biệt, với kỹ năng Reading bạn cần trau dồi 2 kỹ năng dưới đây:
- Skimming: Đọc lướt để nắm được những ý chính của bài. Skimming thường sẽ tập trung vào các câu chủ đề, đoạn chủ đề để nắm được ý chính. Bạn nên chú ý trả lời các câu hỏi như: What, Who, Where, When, Why. Thêm vào đó hãy tập trung vào những danh từ riêng, con số, địa điểm hay linking words.
- Scanning: Đọc nhanh để nắm được từ khóa (key), thông tin và các dữ liệu quan trọng. Từ đó bạn sẽ trả lời dễ dàng các câu hỏi mà không cần đọc hết bài.
Tài liệu Ielts cho người mới bắt đầu để nắm tốt Listening & Reading đó là:
- Collins Listening for IELTS
- Collins Reading for IELTS
- Cambridge English – Complete IELTS Band 4-5.
2.1.4. Luyện nói
Sau khi luyện thành thạo kỹ năng Listening, bạn sẽ thấy khả năng phát âm ngữ điệu của bạn được cải thiện rõ rệt. Đây chính là bước đệm để bạn luyện kỹ năng Speaking của mình.
Với Ielts Speaking, để dễ thực hành, bạn nên chia bài nói thành 3 part 1, 2 và 3. Hãy tìm cho mình một người bạn đồng hành để cùng nhau ôn luyện và sửa những phát âm sai nhé. Vì bạn đang ở giai đoạn đầu nên hãy bắt đầu với part 1 của phần thi Speaking. Các chủ đề quen thuộc như:
- Work
- Hometown
- Study
- Hobbies
- Family & friends
- Transport
2.1.5. Luyện viết
Ielts Writing gồm 2 phần thi chính: Task 1 và Task 2. Bạn hãy nắm rõ các yêu cầu của đề bài và cấu trúc làm bài của phần thi này nhé. Với chặng khởi động, bạn nên làm quen với task 1 trước tiên. Task 1 thông thường sẽ là dạng bài miêu tả, phân tích biểu đồ. Các dạng biểu đồ có trong bài thi Ielts bạn thường gặp:
- Line graph
- Bar chart
- Pie Chart
- Diagram
- Table
- Process
- Map
- Mixed chart
Một cuốn sách để cải thiện kỹ năng Writing trong giai đoạn này là Collins – get ready for Ielts Writing.
2.2. Giai đoạn 2: Tăng tốc
Đến với giai đoạn tăng tốc, bạn sẽ bắt đầu làm quen và ôn luyện tất cả các dạng bài còn lại của Ielts. Hãy cùng “bật công tắc” để ôn luyện Ielts cho người mới bắt đầu tại nhà thật hiệu quả.
2.2.1. Nâng cao kỹ năng viết
Ở giai đoạn trước bạn đã nắm rõ cách làm Task 1 rồi. Chuyển qua giai đoạn tăng tốc, bạn hãy tiếp tục tìm hiểu Task 2 trong Ielts Writing nhé. Task 2 yêu cầu bạn viết 1 bài tiểu luận ít nhất 250 word về một vấn đề nào đó.
Task 2 chiếm ⅔ số điểm của phần thi writing nên hãy trang bị nhiều kiến thức và vốn từ vựng bạn nhé. Bạn có thể tham khảo các chủ đề sau:
- Health
- Education
- Environment
- Globalisation
- Development
- Technology
- Criminal
- Animal
- Government
- Teenage issues
- Society
Bạn có thể tham khảo cuốn Collins – Writing for IELTS hoặc Collins – Get ready for IELTS Writing hoặc để ôn luyện thêm.
2.2.2. Nâng cao kỹ năng Nghe và Đọc
Để nâng cao kỹ năng Nghe và Đọc bạn nên dùng quyển Cambridge Practice Test for IELTS. Bạn hãy học từ quyển số 9 trở đi để ôn luyện sát nhất nhé.
Đối với bài Nghe, sau khi hoàn thành, bạn không nên kiểm tra đáp án ngay. Bạn hãy kiểm tra Transcript, gạch chân hoặc ghi lại các từ khóa chính của bài. Sau đó, tiếp tục nghe để tìm ra đáp án.
2.2.3. Nâng cao kỹ năng nói
Ở chặng tăng tốc, bạn nên ôn luyện song song speaking part 1 và part 2. Ở part 2 sẽ có 1 phút cho bạn chuẩn bị và 1- 2 phút để bạn trình bày bài nói của mình.
Một số chủ đề thường gặp trong part 2 của phần thi Speaking như: Person, Event, Things, Favorite, Activities…
Quyển sách giúp bạn ôn tốt part 2 Speaking đó là: 31 High-scoring formulas to answer the IELTS speaking questions. Bạn hãy tham khảo nhé
2.3. Giai đoạn 3: Về đích
Giai đoạn về đích kéo dài khoảng 2 -3 tháng trước khi bạn bước vào kỳ thi chính thức.
2.3.1. Ôn luyện kiến thức nâng cao
Sau khi đã nắm chắc các dạng bài cơ bản ở 2 giai đoạn trước, chặng này bạn hãy đi sâu vào các dạng bài khó của 4 kỹ năng. Bạn hãy thuật nhuần nhuyễn chiến lược, kỹ năng làm bài để không mất điểm câu hỏi nào.
Với 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết bạn hãy ôn luyện thật nhiều, cụ thể:
– Kỹ năng Nghe và Đọc: Tổng hợp các lỗi sai thường gặp để cải thiện. Bạn có thể tham khảo cuốn Cambridge Practice Test for IELTS. Mỗi bài nghe trong cuốn sách này sẽ tập trung vào các dạng khác như: Thì của động từ, tìm đáp án, nghĩa đoạn văn, phát âm…..
– Kỹ năng nói: Hãy thực hành những chủ đề phổ biến trong part 2 để part 3 trả lời được tốt hơn. Bởi các câu hỏi part 3 trong phần thi Speaking sẽ liên quan mật thiết đến part 2.
– Kỹ năng viết: Tham khảo thật nhiều các bài viết band điểm cao. Từ đó, học cách sử dụng từ, sử dụng câu và ngữ pháp. Việc này giúp band điểm của bạn nâng lên đáng kể. Đối với Task 2, bạn cần phát triển nhiều ý tưởng hay, viết sâu hơn và phân tích rõ hơn. Bạn có thể tham khảo cuốn Write Right để cải thiện kỹ năng viết của mình.
2.3.2. Ôn tập đề thi Ielts
Ở giai đoạn về đích của lộ trình học Ielts cho người mới bắt đầu, bạn sẽ bước vào vòng luyện thi.
Bạn hãy bắt đầu làm bài thi theo cấu trúc của đề thi Ielts thực tế. Hãy căn đúng thời gian và loại câu hỏi bạn sẽ gặp khi thật sự đi thi. Đây là một bước vô cùng quan trọng và cần thiết để đạt được band điểm tối đa.
Bạn có thể thi thử ở các website thi Ielts online hoặc dùng bộ tài liệu luyện đề để rèn luyện trong thời gian này.
3. 2 lưu ý khi học ielts cho người mới bắt đầu
3.1. Thường xuyên sử dụng từ điển tiếng Anh
Việc sử dụng từ điển Anh – Anh với những người bắt đầu từ số 0 là điều không dễ. Tuy nhiên, đây sẽ là một thói quen tốt cho việc học IELTS trong tương lai. Sử dụng từ điển Anh – Anh giúp bạn hiểu đúng ngữ cảnh, tránh mắc các lỗi về dịch word-by-word, diễn đạt,…
3.2. Đọc, Nghe tiếng anh hàng ngày
Đối với người mới, việc đọc các tài liệu Ielts cho người mới bắt đầu giúp bạn rèn luyện được các kỹ năng như: Đoán nghĩa của từ, nắm bắt ý chính, tư duy logic, làm chủ tốc độ học của bản thân,…
Đến lúc này, trình độ tiếng Anh của các bạn sẽ tiến bộ nhanh hơn đáng kể và hãy tự tin với bài thi Ielts chính thức.
Hi vọng với những chia sẻ ở trên, việc học Ielts cho người mới bắt đầu sẽ trở nên dễ dàng hơn. Chúc bạn đọc thành công trên chặng đường chạm đến band điểm Ielts mơ ước.